Tin tức

Ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí, tự động hóa

( 19-04-2016 - 06:35 AM ) - Lượt xem: 2127

Đây là sự kiện thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Chương trình mang mã số KC.03/11-15. Trong giai đoạn 2011 – 2015 chương trình đã tổ chức tuyển chọn và được đưa vào thực hiện 63 đề tài/ dự án với các nội dung gồm công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ khí chủ yếu; công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử; công nghệ, chế tạo thiết bị và hệ thống tự động hóa chủ yếu. Sản phẩm dây chuyền chế biến gạo đồng bộ điều kiển số. Sản phẩm thuộc đề tài KC.03.DA18/11-15 Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã nghiên cứu chế tạo được 71 sản phẩm là dây chuyền, máy móc, thiết bị và hơn 5.000 sản phẩm khác. Các sản phẩm được chế tạo ra đều là những sản phẩm mới, tiên tiến, được tự động hóa một phần hoặc toàn phần có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó, Chương trình đã tạo ra được 44 quy trình công nghệ, chế tạo các máy móc, thiết bị và 70 sản phẩm khác (phầm mền, bộ số liệu, tiêu chuẩn,…) có giá trị khoa học và thực tiễn, đã được kiểm chứng qua quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, Chương trình đã có 41 đơn đăng kí về Sở hữu trí tuệ đã được chấp nhận, trong đó có 2 bằng Độc quyền kiểu dáng công nghiệp; gần 1.000 cán bộ khoa học tham gia các nhiệm vụ của chương trình; tham gia đào tạo được 17 tiến sĩ, 82 thạc sĩ; có 175 bài báo được đăng trên các tạp chí KH&CN chuyên ngành trong và ngoài nước. PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng – Chủ nhiệm Chương trình KC.03/11-15 cho biết: Các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tạo tăng trưởng kinh tế và việc làm mới, chuyển giao và ứng dụng thành công. Tiêu biểu như các sản phẩm đã góp phần tạo môi trường làm việc giảm ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người, giảm ô nhiễm môi trường của người lao động, kiểm soát được môi trường và rác thải công nghiệp để bảo vệ sức khỏe con người và cộng đồng; Giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình làm việc, sản xuất; Giá thành sản phẩm giảm nên tiết kiệm được chi phí thường giá sản phẩm, của các đề tài/ dự án chỉ bằng 50 – 70% so với nhập ngoại. Một số sản phẩm đề tài, dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao với giá thành thấp nên cạnh tranh với giá thành sản phẩm nhập ngoại như động cơ diesel V145-2 có tỷ lệ nọi địa hóa 96% cạnh tranh được với Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…và được xuất khẩu đi một số nước như ASEAN, Trung Đông. Trong thời gian tới, khung chương trình cần tập trung vào phát triển các chương trình kinh tế, xã hội quan tâm như phát triển công nghiệp phụ trợ; phát triển công nghiệp ô tô; chống ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long; công nghiệp thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Chương trình cũng cần đầu tư tới ngưỡng cho các nhiệm vụ trọng điểm, có công nghệ đột phá của chương trình nhằm đảm bảo đối với các nhiệm vụ này, đầu ra sẽ tương đối hoàn thiện có thể thương mại hóa hoặc phát triển thành các dự án KH&CN lớn, giải quyết được các yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, Chương trình cần chú trọng đến hội nhập quốc tế về KH&CN, các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm và nhiệm vụ nghiên cứu mới phải theo hướng có công bố quốc tế, đây được coi là một tiêu chí quan trọng để xét duyệt và nghiệm thu nhiệm vụ.

Đây là sự kiện thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Chương trình mang mã số KC.03/11-15.

Trong giai đoạn 2011 – 2015 chương trình đã tổ chức tuyển chọn và được đưa vào thực hiện 63 đề tài/ dự án với các nội dung gồm công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ khí chủ yếu; công nghệ và chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử; công nghệ, chế tạo thiết bị và hệ thống tự động hóa chủ yếu.

 Sản phẩm dây chuyền chế biến gạo đồng bộ điều kiển số. Sản phẩm thuộc đề tài KC.03.DA18/11-15

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã nghiên cứu chế tạo được 71 sản phẩm là dây chuyền, máy móc, thiết bị và hơn 5.000 sản phẩm khác. Các sản phẩm được chế tạo ra đều là những sản phẩm mới, tiên tiến, được tự động hóa một phần hoặc toàn phần có tính ứng dụng cao.

Bên cạnh đó, Chương trình đã tạo ra được 44 quy trình công nghệ, chế tạo các máy móc, thiết bị và 70 sản phẩm khác (phầm mền, bộ số liệu, tiêu chuẩn,…) có giá trị khoa học và thực tiễn, đã được kiểm chứng qua quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra, Chương trình đã có 41 đơn đăng kí về Sở hữu trí tuệ đã được chấp nhận, trong đó có 2 bằng Độc quyền kiểu dáng công nghiệp; gần 1.000 cán bộ khoa học tham gia các nhiệm vụ của chương trình; tham gia đào tạo được 17 tiến sĩ, 82 thạc sĩ; có 175 bài báo được đăng trên các tạp chí KH&CN chuyên ngành trong và ngoài nước.

PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng – Chủ nhiệm Chương trình KC.03/11-15 cho biết: Các kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tạo tăng trưởng kinh tế và việc làm mới, chuyển giao và ứng dụng thành công. Tiêu biểu như các sản phẩm đã góp phần tạo môi trường làm việc giảm ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người, giảm ô nhiễm môi trường của người lao động, kiểm soát được môi trường và rác thải công nghiệp để bảo vệ sức khỏe con người và cộng đồng; Giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình làm việc, sản xuất; Giá thành sản phẩm giảm nên tiết kiệm được chi phí thường giá sản phẩm, của các đề tài/ dự án chỉ bằng 50 – 70% so với nhập ngoại. Một số sản phẩm đề tài, dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao với giá thành thấp nên cạnh tranh với giá thành sản phẩm nhập ngoại như động cơ diesel V145-2 có tỷ lệ nọi địa hóa 96% cạnh tranh được với Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…và được xuất khẩu đi một số nước như ASEAN, Trung Đông.

Trong thời gian tới, khung chương trình cần tập trung vào phát triển các chương trình kinh tế, xã hội quan tâm như phát triển công nghiệp phụ trợ; phát triển công nghiệp ô tô; chống ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long; công nghiệp thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.

Chương trình cũng cần đầu tư tới ngưỡng cho các nhiệm vụ trọng điểm, có công nghệ đột phá của chương trình nhằm đảm bảo đối với các nhiệm vụ này, đầu ra sẽ tương đối hoàn thiện có thể thương mại hóa hoặc phát triển thành các dự án KH&CN lớn, giải quyết được các yêu cầu của thị trường.

Đặc biệt, Chương trình cần chú trọng đến hội nhập quốc tế về KH&CN, các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm và nhiệm vụ nghiên cứu mới phải theo hướng có công bố quốc tế, đây được coi là một tiêu chí quan trọng để xét duyệt và nghiệm thu nhiệm vụ.

Copyright @ 2016 Minh phát All rights reserve.
Ðang online: 1 Tổng truy cập:
SMS
Map
messenger
Zalo